Khi bắt đầu tìm hiểu về du học Thụy Điển, bạn có rất nhiều câu hỏi. Việc tiếp nhận thông tin thụ động và quá tải có thể khiến bạn muốn bỏ cuộc vì thấy mình ở trong một mớ bòng bong. Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ một số cách hỏi để bạn tìm đúng người, đúng diễn đàn có thể trả lời cho bạn.
A. Hỏi khi tham gia các sự kiện du học
Khi đến các sự kiện du học, các bạn nên xác định rõ đối tượng các bạn có thể hỏi. Thông thường, đại diện casic trường Đại học sẽ là những người bạn có thể hỏi nhiều nhất. Hãy tận dụng cơ hội này.
Ví dụ: Trong sự kiện Study in Sweden online, đại diện các trường Đại học uy tín nhất Thụy Điển sẽ tham gia. Họ sẽ chia sẻ về chương trình học của trường và quá trình apply xin học. Bạn nên tìm hiểu một chút trước đi đến và dành thời gian chủ động đặt câu hỏi cho đại diện trường liên quan đến các vấn đề sau:
1. Hỏi về chương trình học
Tôi muốn học về (tên ngành, chương trình), anh/chị có thể tư vấn thêm cho tôi về chương trình này không? Chương trình này có dạy tiếng Anh không? Có kỳ nào thực tập hay học trao đổi? Quy đổi điểm/ tín chỉ từ Việt Nam sang Thụy Điển? Học online/ offine? Cơ hội làm nghiên cứu (Tiến sĩ, Postdoc)? Cơ sở vật chất của trường có tốt không (câu này phù hợp với bạn nào học khoa học, y tế, âm nhạc hoặc các ngành nghề khác cần dụng cụ học tập, thiết bị cầu kỳ)?
2. Hỏi về chi phí
Học phí của chương trình này / sinh hoạt phí của thành phố này như thế nào? Tôi cần bao nhiêu tiền đề chứng minh tài chính? Du học tự túc hết khoảng bao nhiêu tiền? Các khoảng thời gian nào cần đóng học phí. Trong thời gian học có các cơ hội hỗ trợ tài chính nào không?
3. Học bổng du học
Các học bổng hiện hữu của trường? Một số trường yêu cầu đặt ưu tiên trường khi nộp hồ sơ học bổng, trường của anh/chị thì sao? Ngoài học bổng của trường, của chính phủ, còn nguồn hỗ trợ nào không?
Đối với những người làm nghiên cứu khoa học, nên hỏi kỹ về nguồn tài trợ (funding).
4. Hỏi về quy trình
Thời hạn nộp hồ sơ? Nếu tôi chưa hoàn thành xong bậc học tại Việt Nam, tôi cần làm gì để nộp hồ sơ? Thời hạn bổ sung giấy tờ?
5. Hỏi về đời sống sinh viên/ việc làm thêm/ nơi ở
Hoạt động sinh viên ở trường này có gì? Cơ hội tìm việc làm thêm nếu chỉ biết tiếng Anh? Các hỗ trợ của trường khi sinh viên thuê nhà? Ở ký túc xá như thế nào, chi phí ra sao? Môi trường sinh hoạt, khoảng cách từ ký túc xá đến campus? Phương tiện công cộng? Chỗ mua tài liệu học?
Lưu ý: Các đại diện trường thường là người phụ trách tuyển sinh hoặc người làm ở phòng đối ngoại. Vì vậy, tốt nhất các bạn nên hỏi các câu về trường ĐH đó. Các vấn đề liên quan đến vấn đề cá nhân (ngân hàng, tìm việc, trải nghiệm, visa), bạn nên hỏi người khác. Đại diện trường có thể vẫn trả lời nhưng tôi không nghĩ câu trả lời đủ chi tiết cho bạn.
B. Hỏi cá nhân cựu sinh viên
Đối với cá nhân nói chung, các bạn không nên hỏi nhiều vì trải nghiệm của mối người là riêng biệt. Bạn có thể hỏi một vài kinh nghiệm để tham khảo. Các chủ đề nên hỏi bao gồm:
1. Cuộc sống sinh viên
Anh/ chị có tham gia CLB nào khi đi học ở Thụy Điển không? Ở thành phố X có công việc làm thêm cho sinh viên không? Anh/ chị có thể kể qua về các hoạt động sinh viên ở trường cho em nghe được không? Tình hình học online như thế nào? Anh/ chị có gặp khó khăn gì khi học trên lớp không? Có cảm thấy khó hòa nhập với văn hóa Thụy Điển không? Có dễ kết bạn với người bản xứ không?
2. Cộng đồng người Việt
Em khá kén đồ ăn Âu, ở thành phố X có chỗ nào mua đồ Á không? Cộng đồng người Việt có đón Tết cùng nhau không? Nơi mình học có nhiều người Việt không? (Thật ra câu hỏi này khá nhiều bạn hỏi chỉ để có cảm giác yên tâm. Bởi thành phố bạn đến học có nhiều người Việt hay không cũng không ảnh hưởng lắm đến bạn. Tuy nhiên, cảm giác trước khi đến một nơi xa lạ mà có một vài đồng hương sẽ thấy yên tâm hơn chút.)
3. Kinh nghiệm apply học bổng và du học
Phần này sẽ khá nhiều bạn hỏi những câu hỏi quá chung hoặc quá chi tiết. Đây là lỗi thường gặp khi đặt câu hỏi cho một cá nhân, đặc biệt là các cựu sinh viên. Thay vì hỏi những câu hỏi khiến người được hỏi không thể trả lời, hãy hỏi tìm hiểu trước về người bạn muốn hỏi để đặt câu hỏi chính xác.
Ví dụ: Bạn apply học bổng ngành Y của trường Karolinska Institute, bạn có thể hỏi kinh nghiệm của một người cũng đang học ngành Y về những ghi nhận trong ngành. Tuy nhiên, bạn cũng có thể hỏi một người khác rất giỏi tiếng Anh để xem bài luận cho bạn về phần ngữ pháp.
Lưu ý: Khi hỏi các cựu sinh viên về học bổng, bạn hãy nhớ rằng họ không phải là người chấm học bổng. Do vậy, đừng hoàn toàn phụ thuộc vào những lời khuyên của họ. Hơn ai hết, chính bạn là người hiểu hồ sơ của mình nhất.
C. Hỏi Trung tâm tư vấn du học
Lý do tôi để phần này xuống cuối bởi khi bạn sử dụng dịch vụ của Trung tâm tư vấn du học, bạn có thể hỏi mọi thứ. Tất tần tật về du học và định cư, Trung tâm tư vấn đều có thể giúp bạn.
Đây là nơi bạn có thể đặt những câu hỏi từ vi mô đến vĩ mô. Ví dụ: bạn viết bài luận, họ sẽ tư vấn để sửa từng chữ cho bạn. Hoặc bạn muốn biết học xong có cơ hội tìm việc và định cư không, hãy hỏi các tư vấn viên.
Lưu ý duy nhất cho bạn, đó là: Bạn mới là người trực tiếp đi học, hãy chủ động. Trung tâm tư vấn chỉ nên giữ vai trò tư vấn, hỗ trợ. Bạn cần xác định rõ mục tiêu, mong muốn của mình để tránh việc vỡ mộng khi đi học xa nhé!
Hi vọng với những tips trên, bạn sẽ thu thập được những thông tin hữu ích thông qua việc chủ động đặt câu hỏi.
Chúc bạn nộp hồ sơ thành công,
Fall in Fika
Một số bài viết bạn có thể quan tâm:
chứng minh tài chính du học says
Its like you read my thoughts! You seem to grasp so much about this, such as you wrote the guide in it or
something. I feel that you simply could do with some p.c.
to power the message home a little bit, but instead of that, this
is great blog. An excellent read. I’ll certainly be
back.
Fall in Fika says
Thank you. Always welcome!